Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên Blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blogvuive.com". (Ví dụ: "cách giữ ẩm da" blogvuive.com). Tìm kiếm ngay
857 lượt xem

Tại sao yêu xa lại thường kết thúc bằng sự chia ly?

Tại sao khoảng cách địa lý luôn là rào cản ngăn sự phát triển tình yêu đẹp của mỗi cặp đôi? Bài toán này liệu đã có lời giải thích hay chưa?

Yêu xa nói đơn giản là trong một mối quan hệ tình cảm, các cặp đôi không ở gần nhau và cũng khó khăn để có cơ hội gặp nhau bởi vì khoảng cách địa lý không cho phép.

Mối quan hệ yêu xa có thể bắt đầu từ những cuộc nói chuyện vô tình của cả hai thông qua mạng xã hội, những cuộc chạm mặt ngắn trong chuyến đi du lịch, công tác, buổi kết bạn ngẫu nhiên. . .

Khi tình yêu bắt đầu, thoạt nhìn chỉ vui vẻ và hy vọng có thể đi cùng nhau đến kết thúc đẹp nhưng tại sao thực tế đa phần kết quả của yêu xa lại kết thúc bằng hai từ “chia ly”? Tình yêu chớm nở phát triển rực rỡ nhưng lại cũng sớm lụi tàn?

Yêu xa khổ lắm!

Khi chấp xa, cả hai đều phải chấp nhận sự thiệt thòi hơn các mối quan hệ yêu đương khác đó là phải chịu cảnh cô đơn, không có đối phương kề cạnh khi mình rơi vào khủng hoảng khó khăn. Khi yêu, thì ai lại chẳng muốn mình có một người kề bên để an ủi chia sẻ, những cái ôm, cái hôn cũng đủ làm cho mình cảm giác yên tâm. Nhưng đối với yêu xa, nó như là một điều xa xỉ. Cả hai chỉ có thể an ủi nhau qua lời nói và chỉ bằng lời nói mà thôi. Không thể nào mà ở kề đối phương khi cả hai lại cách nhau vài trăm, vài nghìn cây số hoặc thậm chí là cách nhau cả nửa vòng trái đất.

Vào những dịp lễ lớn, nhất là khi vào ngày tình nhân. Các cặp đôi kề cận nói lời yêu với nhau, họ cùng nhau nắm tay hẹn hò, trao nhau những cử chỉ thân mật. Còn đối với những kẻ yêu xa, ngày lễ này lại một thân một mình lại chỉ có thể nhìn nhau qua màn hình điện thoại, muốn làm gì cũng chả được. Đôi khi còn nhận được những lời châm chọc rằng “có người yêu như không”.

Ban đầu mối quan hệ yêu đương bắt đầu, các cặp đôi có xu hướng dành cho nhau rất nhiều thời gian để nói chuyện cũng như quấn quýt nhau. Thời gian đầu còn có thể vui vẻ, nhưng rồi khoảng tầm 3-4 tháng liệu có còn giữ được tần suất liên lạc với nhau như ban đầu? Các câu chuyện kể nhau nghe ngày càng dần dà hết, lâu dần gọi nhau chỉ nghe được đôi ba câu, thậm chí cả bản thân cũng có thể cảm thấy rằng chẳng có thời gian cho bản thân. Chưa kể cả hai đều có cuộc sống riêng, đều phải đi học, đi làm để lo cho bản thân, dần dà về sau lại càng có ít thời gian cho nhau.

Dần dà các cặp đôi không biết cách duy trì hay giữ lửa cho mối quan hệ rất dễ đâm ra chán nhau. Nhất là khi yêu xa, việc này càng dễ dẫn đến sự tan vỡ hơn. Giai đoạn này bắt đầu xảy ra những cuộc tranh luận với nhau, cãi vã. Thậm chí dễ lâm vào trốn tránh không muốn giải quyết vấn đề mâu thuẫn. Những cuộc tranh cãi dù lớn hay nhỏ nếu không giải quyết được thì dần dà sẽ sinh ra cảm giác mất lòng tin và chẳng cảm giác được sự an toàn trong mối quan hệ này. Đến một thời điểm khi đã dồn quá nhiều sự mâu thuẫn thì việc tan vỡ là dễ dàng xảy ra. Yêu xa mà, chỉ cần đối phương chặn hết liên lạc là chẳng thể nào tìm được. Chẳng thể nào giải thích và gỡ rối mâu thuẫn. Lúc này đã quá muộn để có thể tìm kiếm đối phương.

Cảm giác an toàn khi yêu nó quyết định rất lớn trong mối quan hệ yêu đương. Tạo cảm giác an toàn cho đối phương thông qua nhiều điều như sự tiếp xúc thường ngày như việc chăm sóc cho nhau, sự an ủi, những buổi hẹn hò, sự tinh tế trong yêu đương từ đó mới tạo nên lòng tin cho nhau và đi đường dài. Nhưng chắc gì những người khó có cảm giác an toàn chỉ thông qua những điều trên là đã được? Vậy thì khi yêu xa lại càng khó hơn. Mọi việc chỉ thông nhau qua những lời nói hay những món quà cáp. Người ta có câu rằng chỉ khi nào bạn tiếp xúc họ và quan sát sát những cử chỉ thường ngày và biểu cảm thì mới biết con người họ như thế nào. Càng nhiều điều khó khăn thử thách thì niềm tin dành cho nhau càng nhiều. Nhưng đối với yêu xa thì làm thế nào để có thể xây dựng được niềm tin cho nhau? Lời nói thì chưa đủ, người ta bảo “lời nói gió bay” mà.

Điều làm cho yêu xa dễ gây tan vỡ ngoài sự tin tưởng dành cho nhau thì rào cản cuối cùng nữa là sự mù mịt của tương lai. Đối với mỗi người có quan điểm yêu khác nhau nhưng xét cho cùng họ đều muốn có sự rõ ràng về tương lai, một định hướng để cả hai có thể đi đến kết quả đẹp nhất. Nếu là đối với cặp đôi trẻ chưa suy nghĩ nhiều đến vấn đề tương lai, đơn giản chỉ suy nghĩ đến đâu hay đến đó. Nhưng đến một lúc nào cũng sẽ bắt đầu suy nghĩ đến vấn đề như thời gian gặp nhau là khi nào? Đã có dự định gì cho tương lai của cả hai hay chưa?

Ví dụ như một chuyện tình đẹp của một cô gái cùng anh người yêu đang đi du học nước ngoài, cả hai cũng đã tầm 25 tuổi. Nhưng liệu tình yêu có đủ lớn để cô gái chờ ngày anh chàng kia về nước và cả hai kết thúc bằng một đám cưới tuyệt đẹp? Thanh xuân của con gái rất ngắn. Liệu những khó khăn khi yêu xa và tuổi xuân của con gái liệu tình yêu to lớn có đủ để cùng nhau vượt qua những rào cản khó khăn này hay không?

Có thể nói rằng mỗi người có một lối đi riêng cho nhau về cách yêu, về tương lai. Nhưng cả hai đều không thể đồng điệu cả, không chung một con đường thì mọi việc khó có thể đi đến với nhau đến cuối. Tình yêu to lớn chưa đủ, còn phải xem xét thực tại như thế nào. Không thể mãi chỉ dựa vào ảo tưởng của tình yêu mà định được kết quả cả.

Thông qua những điều trên hy vọng bạn có thể thấy được những điều dễ làm cho một mối quan hệ nhất là yêu xa dễ đổ vỡ mà có thể xem xét rồi điều chỉnh lại cách bạn yêu như thế nào để có thể đi đường dài thậm chí có kết quả đẹp cùng nhau. Đừng quá bi quan về việc dễ đổ vỡ, mọi câu chuyện yêu đương có kết quả như thế nào đều do sự lựa của bản thân, nên hãy suy nghĩ làm sao để có kết quả tốt nhất.

Thông báo chính thức: Blog Vui Vẻ rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0914311240.

Blog Vui Vẻ sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!